Bài 8: Lý

  • là lý lẽ của Trí Tri, Ý (định ý nghĩa của Việt Nam Dịch Lý Hội).

 

  • Vậy Trí Tri, Ý có bà con với .

 

  • Cho nên chỉ có một ngõ duy nhất để về được Lý, để đạt Lý là ngõ năng trau giồi Trí Tri, Ý. Không còn có ngõ nào khác.

 

  • Ý được Lý có nghĩa là: chỉ có 2 Âm Dương ý nghĩa.

Ý – Lý thì khắp mọi nơi còn Lý – Ý thì là mãi mãi, là Chân Lý đó vậy.

Ý – Lý và Ý được Lý vẫn trong một Lý Ý, trong lý lẽ của Trí Tri, Ý (Âm Dương Lý).

 

  • Ý là:

 

  • Âm Dương Trí Tri, Ý tương động
  • Âm Dương Trí Tri, Ý tương giao (giao dịch)
  • Âm Dương Trí Tri, Ý tương cảm
  • Âm Dương Trí Tri tương sinh (quân bình sinh sinh hóa hóa ý mới mãi).

 

Vậy Ý đứng trong Sống Động Luật, Tính Lý đương nhiên của Ý là cái thứ Sống Động linh động mầu nhiệm siêu tuyệt.

 

  • Tức là Ý tiến đi từ Ý thông thường tiến đến Ý khác thường (luận bàn trong phạm vi trạng thái Ý sống động).

 

  • Ý chưa từng đình nghỉ sự sống động, cho nên Ý là Cực liên lỉ Đệ Nhiên Sinh (linh động mầu nhiệm là bản tánh của Ý).

 

Ý là Cực liên lỉ (Hóa Thành chuỗi Ý linh nhiệm) được biểu diễn bởi công thức:

 

(CỰC) Ý CŨ      ±          (CỰC) HƠI HƠI KHÁC      Û        Ý MỚI MÃI

 

  • Ý độc lập với không – thời gian, Ý không có vấn đề không – thời gian xen dự vào được, cho nên Sống Động Trí Tri liền là Ý (Trí Tri là hiểu biết).

 

Nói rõ hơn: Ý là khả năng hiểu biết và không hiểu biết. Nghĩa là: Ý là siêu năng lực Trí Tri soi rọi vào đâu đó, lúc nào đó mà Trí Tri thì khắp nơi nơi, trong khắp mọi thời, trong muôn loài Vô Hữu, Siêu Hiển. Vậy Ý khắp mọi nơi trong muôn loài, trong muôn đời và mãi mãi (vẫn chỉ là linh động Ý).

 

  • Ý tương giao, giao dịch, giao du, liên hệ chằng chịt với Ý Hơi Hơi Khác được gọi vắn tắt là: Phạm Vi Tình Ý Tự Tư Liên Hệ.

 

  • Phạm vi Âm Dương Tình Ý tự tư liên hệ được ẩn náu, ẩn tàng trong Tượng Hình Hài Thanh tức Vũ Trụ Ngữ, ngôn ngữ, âm thanh trầm bổng là nơi cư ngụ của Trí Tri, Ý, nói khác đi trong sâu kín và lặng lẽ của Tượng Hình Hài Thanh của văn ngôn chữ nghĩa có chuyên chở Trí Tri, Ý.

 

Hay là Ý xuất hình ra đến tận ngoài ngọn.

 

  • Ý Lý Đức từ trong tiến ra ngoài Ý Tính đến Ý Thanh, Ý Hình có quân bình cân xứng, xứng hợp đến độ tương thân với chính Ý, danh gọi Hợp Đức, Hợp Sáng, Hợp Lý tức Đức Thần Minh vô tư, còn như cân xứng ít, thiếu, Ý ngoài mất cân xứng với Ý tận trong thì còn chỉnh chỉnh vì chưa thỏa Ý hay Ý kém vô tư. Ý tiến từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, từ ẩn đến hiện (Siêu Hiển) và ngược lại. Đồng thời nó lăn trượt trên Siêu Nhiên Lộ lớn của nó là Ý tay chân, Ý đôi mắt, Ý miệng lưỡi, da thịt,…

 

  • Ý từ xa xôi mờ mịt ngày càng tỏ rõ, sáng tỏ rồi từ sáng tỏ trở về mờ mịt danh gọi sáng trí, tối trí, sáng ý, tối ý.

 

Ý có nhu cầu duy nhất là phóng ra ngoài tạo ra Trí Tri Cơ Cấu để Trí Tri Cơ Cấu neo Ý và cung phụng cho khả năng Ý, hễ Ý ưa thích hay ghét danh gọi Ý tiêu cực, Ý tích cực. Nhu cầu về duy nhất của Ý là đem về lý lẽ. Ý là dòng giống tự xét mình và tự khe khắt tột độ với chính mình đó đó vậy.

 

  • Bởi lẽ ấy, ta mới thấy được chỉ có Trí Tri thắc mắc cho chính Trí Tri mà hóa ra muôn đời, muôn nơi và mãi mãi được và bị gia sản kinh khiếp do sự lao công tột cùng của Trí Tri, đó là gia sản Trí Tri, ta gọi danh: Tiên Hậu Thiên Trí Tri, Ý Thức, không còn có thể đề danh nào khác cho xứng với Ý được nữa đó vậy.

 

 

 

Dịch Lý Sĩ                                                                                                          Biên soạn

XUÂN PHONG                                                                                                CAO THANH

 

Tác Giả Tâm Thanh Dịch Học Sĩ

Cùng Chuyên Mục

Thư Mời Tham Dự – Mừng Ngày Truyền Thống Dịch Học Đường Tâm Thanh – 2022