Chương 1: Ý thức về ý nghĩa của ba danh từ
- Biến hóa
- Biến động
- Biến đổi
TIẾT 1
CHIỀU HƯỚNG TIÊN THIÊN: TỪ VÔ ĐẾN HỮU
Ý thức rằng:
Biến hóa: chúng ta nên hiểu danh từ ấy có dụng ý gì để chỉ về linh động mầu nhiệm, huyền diệu khắp mọi nơi, bất kể siêu hữu thể nào cũng đều có nó đang ẩn tàng làm tiềm lực
Biến động: Chúng ta nên hiểu danh từ ấy có dụng ý để chỉ về khắp mọi nơi đang âm thầm động tĩnh liên tục nối tiếp mãi không ngừng được nữa.
Biến đổi: chúng ta nên hiểu danh từ ấy có dụng ý để chỉ về động tĩnh mãi không ngừng ấy, chính là cái lý do siêu thể hóa thành hữu thể, hoặc hữu thể hóa thành nhiển thể, khí thể… (biến đổi).
TIẾT 2
CHIỀU HƯỚNG HẬU THIÊN: TỪ HỮU ĐẾN VÔ
Ý thức rằng:
Biến động: khi con người dùng mắt thịt thì sẽ thấy được và hiểu rằng: muôn vật đang động tĩnh sao đó (biến động). Hiểu như vậy là hiểu về cái lẽ biến động do mắt thịt nhìn rồi theo Tình Ý riêng của mỗi người mà luận bàn.
Biến đổi: khi dùng mắt thịt nhìn phụ với tai nghe những lời giải thích về những động tĩnh ấy hoặc sẽ dùng mắt nhìn kỹ càng hơn nhờ dụng cụ tăng cường giác quan như kính siêu vi điện tử chẳng hạn, thì sẽ thấy được và hiểu được rằng: muôn vật đang biến tính, biến sắc, biến chất, biến lượng, biến thể (biến đổi đó vậy), có nghĩa là chúng đang đổi thay từ bộ mặt này sang bộ mặt khác, không bao giờ chịu ngừng nghỉ sự biến đổi.
Biến hóa: các nhà Âm Dương học Việt Nam tìm hiểu về tiềm lực của mọi biến hóa, biến động, biến đổi, tìm hiểu về cái lẽ sâu kín thuộc về linh động, mầu nhiệm và huyền diệu (biến hóa) tức là tìm hiểu về Vô Cực Tánh, Lý Trí Tánh.
Rốt cùng, hiện nay gồm có tất cả dễ hay khó, bất kể nghe thấy biết, hiểu rồi hay chưa hiểu, đã bày đặt ra hay chưa bày đặt, đã khám phá ra hay chưa khám phá, bất kể siêu thể hay hữu thể, chúng tôi gọi cho chúng một danh chung: Biến Hóa.
Chương 2: Vô Thể hóa thành Hữu Thể – Hữu Thể hóa thành Vô Thể
Tiêm lực của biến hóa, biến động, biến đổi vượt mọi không – thời gian, chi phối sâu kín nhiệm nhặt trong muôn loài vạn vật, động giao cảm mãi làm cho thay đổi dạng hình, biến tính, biến tình… từ Vô thành Hữu, từ Hữu thành Vô liên miên bất tận. Nói gom lại (Luật diễn tiến) là từ Âm biến thành Dương, từ Dương hóa thành Âm.
Chẳng hạn như con người là sản phẩm bị và được Cấu Tạo Hóa Thành, tức bị và được biến hóa, biến động, biến đổi mãi từ siêu thể thành hữu thể, từ kiếp này sang kiếp khác, từ kiếp khí đến kiếp nước, đến máu huyết, tinh noãn, bào thai,… đến hài nhi, trẻ nít, thiếu niên, thành niên, già nua,… đến chết chóc, mục rữa, đến nhiển thể (hỏa thiêu), siêu thể… đến vô thể…
Chương 3: Ý thức về chữ nghĩa
Theo quan niệm của các nhà Âm Dương học Việt Nam thời nay:
Chữ: chỉ là những nét ngoằn ngoèo, những nét vẽ ấy vốn nó có mang một ý nghĩa theo Tình Ý của con người, nó là biểu tượng qui ước về một ý kiến. Nó là ý kiến, ý thức của một hoặc nhiều người bay đặt ra theo từng địa phương một, và rồi những nét vẽ ngoằn ngoèo ấy cứ theo thời mà canh tân, cải đổi mãi cho đến nay mới có được những nét vẽ như thế (văn võ).
Địa phương nào cũng có người xuất hiện lo bày đặt ra một qui ước về những nét vẽ ngoằn ngoèo cho địa phương đó, nhưng trên mặt địa cầu này thì có rất nhiều địa phương tự bày đặt ra những nét vẽ hơi khác nhau, chẳng hạn nét chữ của Việt Nam, của Ấn Độ, của Trung Hoa…
Theo đôi mắt nhìn của nhà Âm Dương học Việt Nam thì nét chữ của Ấn độ có những hình bóng tròn tròn, đối với nét chữ của Trung Hoa thì mang hình bóng vuông vuông, còn nét chữ của Việt Nam hiện nay thì phối hợp cả vuông lẫn tròn (cái nhìn sâu nhiệm nhặt), đó chỉ là việc xếp đặt của Trời Đất. Đó cũng là một vấn đề mà thức-giả Việt Nam nên tự có ý thức về giá trị chữ nghĩa của mình đang dùng xài trong hiện tại.
Chương 4: Trí Tri, Ý Thức giao cảm: liên lạc nhau
Một học giả thời nay khi đọc một cuốn sách, tức là con người đó đang vận dụng Trí Tri, Ý Thức của chính mình để liên lạc với Trí Tri, Ý Thức của một người khác đang vắng mặt. Trí Tri, Ý Thức của người khác đó chỉ hình hiển ra bằng những nét vẽ ngoằn ngoèo dưới mắt của học giả đang đọc. Những nét vẽ ấy được kể như là thằng câm không nói, hoặc nói mà không nghe, người đọc sách chỉ có vận dụng trí hiểu biết và không hiểu biết của chính mình để hiểu về ý tứ, ý nghĩa những nét ngoằn ngoèo của người vắng mặt đó theo ý kiến, ý thức riêng của mình mà thôi.
Hiểu nông cạn hay sâu rộng là do sức sáng tối trí khác nhau của mỗi người, chớ chưa chắc là hiểu đúng ý kiến, ý thức của người vắng mặt, mặc dù người đọc đã am tường về chữ nghĩa trong sách đó.
Tóm lại, thời nay con người có chữ nghĩa để làm nhịp cầu giao cảm, liên lạc với nhau, nếu ta có theo qui ước nét vẽ Việt thì hiểu Việt văn, theo qui ước nét vẽ Trung Hoa thì hiểu Hoa văn, theo qui ước nét vẽ Ấn Độ thì hiểu Ấn văn… (văn chương ngôn ngữ). Đó cũng chỉ là nhờ công lao của Lý Trí Tánh, của Trí Tri, Ý Thức nhân loại, chúng phải trải qua bao thời canh cải, liên tục nối tiếp mà ngày nay chúng ta mới có chữ nghĩa để mà học hỏi, để mà liên lạc, để mà giao cảm với nhau, giao cảm với người vắng mặt, dù người đó là tiền nhân hay Thánh nhân đã xa cách chúng ta hằng bao nhiêu ngàn năm cũng được, xem ra như đang gần gũi với chúng ta vậy.
Chương 5: Công lao của Trí Tri, Ý Thức (Lý Trí Tánh)
Trí Tri, Ý Thức của con người xa xưa vốn đã có tình, có ý với xã hội loài người, với Vũ Trụ Vô Hữu sao đó bèn bày đặt ra những nét vẽ ngoằn ngoèo mà ngày nay con người mới có chữ nghĩa để học, đọc và hiểu biết, tức như đã thành một vấn đề lớn, vấn đề trọng đại giữa người với người. Vấn đề ấy là Trí Tri, Ý Thức này có thể liên lạc được với Trí Tri, Ý Thức khác, truyền thông tư tưởng giữa người này với người kia bằng văn chương ngôn ngữ, sự cách bức giữa người này với người kia bất kể là mấy ngàn năm, mấy triệu năm.
Hôm nay, chúng tôi xét lại trong vận hội này (hội ngộ) thì được biết rằng con người còn đang tiến thoái hóa vấn đề văn học, số học và lý học, con người vẫn còn đang chấp nhận qui ước Tượng Hình Hài Thanh, Hội Ý để tiến dần đến Hội Lý Quán Thông Thiên Địa.
Chúng ta không thể chối cãi được những sự kiện Tượng Hình Hài Thanh, Hội Ý ấy là do công lao của Lý Trí Tánh, do công lao của khả năng hiểu biết và không hiểu biết. Nhưng thời nay người đời thường gọi là Trí Tri, Ý Thức nên chúng tôi phải nói là do công lao của Trí Tri, Ý Thức.
Chương 6: Nhu cầu của Âm Dương Lý Trí Tánh
Như chúng ta đã biết Tượng Hình Hài Thanh, Hội Ý là có công lao của Trí Tri, Ý Thứ trong đó, nhưng tại sao Trí Tri, Ý Thức lại phải làm việc như vậy, ắt là Trí Tri, Ý Thức vốn có nhu cầu riêng của nó.
Sự thật, Trí Tri, Ý Thức của Vũ Trụ Vô Hữu vốn sẵn có trong mỗi người, mọi người, làm cho mỗi người đều có khả năng hiểu biết và không thể hiểu biết, tự đó, con người mới vận dụng khả năng sẵn có ấy để mà giao dịch với mọi biến động trong ngoài con người và rồi con người có tình, có ý muốn đáp ứng cho sở thích của con người, tức là đáp ứng cho nhu cầu: từ khó thấy để được dễ thấy, khó nghe thành dễ nghe, khó hiểu được dễ hiểu, khó tin thành dễ tin, hoặc trái lại. Đó là lý do con người phải trải qua sự làm lụng khó nhọc theo ý thích của con người, là lý để mà con người phải trải qua những vấn đề Tượng Hình Hài Thanh, Hội Ý và Hội Lý.
Nhận định rằng:
- Tượng Hình: nắm bụt đất, tạc tượng, ra dấu hay viết chữ là những công việc làm nối tiếp với nhau và đổi mới mãi, có dụng ý cho mắt nhìn thấy, nếu không thấy thì rờ rẫm, sờ mó cũng tin tưởng được (chữ nổi cho người mù học).
- Hài Thanh: nhân các hiện tượng, các hình bóng vây phủ trong con người, cho nên khi tượng hình thì con người cũng muốn các hình tượng hoặc hiện tượng xa gần ấy có được sự ngôn xướng nơi cửa miệng con người, tức là có dụng ý để cho miệng nói, phát động ra một âm thanh trầm bổng, nhặt khoan sao đó, khi có âm thanh thì tự nhiên lỗ tai sẽ tự động thu thanh (có cách nghe cho người câm điếc).
Tóm lại, con người đã có dụng ý khi đề cập về một hiện tượng hoặc chỉ về một hình bóng nào, một sự việc gì bất kể xa xôi hay gần gũi, thì miệng có thể thốt lên được một âm thanh trầm bổng, nhặt khoan, cung ứng cho tai nghe, mắt nhìn, để thỏa mãn cho trí hiểu biết và không hiểu biết.
- Hội Ý: con người tự nhiên đã tìm cách cung ứng cho mắt nhìn, tai nghe, miệng lưỡi nói năng, để cung ứng cho trí hiểu biết và không hiểu biết của con người, thành thử con người phải động tĩnh quây quần vào những công việc Tượng Hình Hài Thanh để giúp cho con người Hội Ý dễ dàng và cũng tiện việc truyền thông tư tưởng giữa xã hội loài người. Âm Dương Lý Trí Tánh có nhu cầu riêng của nó mà hóa ra bày trò Cấu Tạo Hóa Thành (
) khiến cho Trí Tri, Ý Thức của người này liên lạc được với Trí Tri, Ý Thức của người khác, cả người đang vắng mặt, tư tưởng giao cảm với tư tưởng bằng những phương tiện, nhịp cầu hiện tượng, âm thanh để Hội Ý (chữ nghĩa, ngôn xướng).
Thế là vô hữu vật hình thể âm thanh cùng có trong ngoài, cùng giúp nhau trong biến hóa, biến động, biến đổi chớ không tách rời nhau bao giờ. Còn trí hiểu biết nông cạn hay sâu rộng là đều do sáng trí và tối trí khác nhau ở trong mỗi người chớ không nhất thiết sẽ hiểu giống nhau được.
- Hội Lý: khi con người tiến vào lĩnh vực Trí Tri là lĩnh vực ánh sáng và bóng tối ẩn hiện thì con người sẽ được và bị tối trí, sáng trí rất khác nhau, do đó, tự phải phát sinh ra vấn đề Lý Học để đáp ứng nhu cầu Âm Dương Lý Trí Tánh (sáng tối trí) cho đa số nhân loại. Lý Trí Tánh trong mỗi người tự nó lúc nào cũng có nhu cầu sáng tối (Thần Thức và Đức Thần Minh), chúng đòi hỏi có dịp để mà sáng tối, tức là để cảm xúc về Âm Dương, hình thể, âm thanh hoặc thấu triệt về vô hình, vô thanh, vô sắc, vô khứu. Tóm lại, kể từ Tượng Hình Hài Thanh, Hội Ý để tiến đến Hội Lý Quán Thông Thiên Địa là cả một chuỗi lý đổi mới mãi không ngừng được. Tất thảy đều dó Lý Trí Tánh đòi hỏi, thúc đẩy bắt buộc con người phải làm việc cho nhu cầu Âm Dương Lý, Âm Dương Lý Trí Tánh đó vậy.
- Con người nô lệ hay không nô lệ?
Tình người, tình đời có vô tình và có ý phục vụ cho nhau, cho nhân quần xã hội thì cũng có nghĩa là nô lệ cho tinh thần và thể xác của con người. Ví dụ: Tượng Hình thì nô lệ cho mắt nhìn, Hài Thanh thì nô lệ cho tai nghe, miệng, lưỡi, răng thì nô lệ cho bao tử…, mùi vị thì nô lệ cho mũi ngửi. Những thứ ấy thì nô lệ cho ý muốn, ý thích, ý thích thì nô lệ cho trí hiểu và không hiểu và không hiểu thì nô lệ cho sáng tối, sáng tối thì nô lệ cho Biến Hóa Luật, Biến Hóa Luật thì nô lệ cho Âm Dương Lý Trí Tánh, Lý Trí Tánh thì nô lệ cho Vô Cực và ngược lại (Vô Cực là Đồng Dị – Dị Đồng, Đồng Nhi Dị là Vô Cực).
Nếu phải gọi là nô lệ thì con người đương nhiên đã nô lệ cho siêu hữu thể trong xã hội loài người, cho Vũ Trụ Vô Hữu Biến Hóa chớ không có gì khác nữa cả.
(xin xem thêm bài Trí Tri Cơ Cấu trên hiện thân xã hội loài người – quyển Vấn đề Lý Học).
Kết luận cho Trí Tri Cơ Cấu: Trí Tri, Ý Thức phản phục
Khi mắt nhìn, miệng nói, tai nghe giúp cho trí hiểu tức như giúp cho Trí Tri nhớ lại, lập lại những sáng tối của Lý Trí Tánh, những bước đi sáng tối trí của ta hoặc của người khác được dễ dàng hơn trong xã hội loài người tức là để lại Trí Tri Cơ Cấu. Nhưng vì chưa vừa ý nên cứ lo canh tân mãi những vấn đề Tượng Hình Hài Thanh, Hội Ý ấy (Trí Tri Cơ Cấu) cho đến nay đã cung phụng khá nhiều, càng ngày càng thêm mới, chẳng hạn, cung phụng cho tay chân, bắp thịt, răng tóc, gân xương và trí hiểu của con người (nó tạo ra để cung phụng ngược lại cho nó). Hiện nay chúng ta có được nhiều dụng cụ, vật dụng trong đời sống đời chết của con người, những thứ ấy đã trở nên tinh vi khéo léo được là do nhiều lần canh tân, tức là nhiều lần Trí Tri, Ý Thức phản phục đó vậy.
Dịch Lý Sĩ Biên soạn
XUÂN PHONG CAO THANH