Bài 19: Quái Lý Liên Quan Sơ Giải (Phần 2)

QUÁI LÝ LIÊN QUAN (4)

Đại để trong nhân quần xã hội chỉ có sự bằng lòng hay không bằng lòng mà thôi. Bằng lòng ta, hợp ý ta thì ta cho là kiết, không bằng lòng ta, nghịch ý ta thì ta cho là hung.

Hoặc cho là buồn vui, là họa là phúc, là chính là tà, là xấu là tốt.

Nhưng nếu chúng ta có ý thức được như các bậc tiền nhân Á Đông rằng: các sự việc đều không dừng lại một chỗ, nó chỉ là một cục diện diễn biến mà trên cục diện ấy có ta góp phần diễn xuất.

Rồi muôn cái đều phải trôi qua, trôi qua mãi, giây phút này bị chồng lên giây phút khác, ngày này bị chồng chất lên ngày khác, khí tiết này lại đổi thay khí tiết khác, cái hiểu biết khác, không bao giờ biết đình
nghỉ.

Đấy gọi là Dịch. Trong Dịch Lý chỉ nói Âm Dương mà không nói kiết hung, vui buồn, họa phúc như định
kiến của ta thật là hết sức vô tư.

Khi luận cho người học thì tự nhiên phải mượn nghĩa kiết hung, chính tà là để làm tiêu chuẩn cho rõ lý Âm Dương.

Bởi cớ ấy nên trong hệ từ, hào từ, thoán từ của Dịch Kinh cũng không thoát khỏi cớ kiết hung, chính tà.

Trong Quái Lý liên quan đã nêu lên cái ý thức vô tư ấy là rất mong ở sự học Dich của bậc hiền nhân quân tử, mặc dù có nói lên tình tiết những câu chuyện dữ lành trong nhân thế, nhưng chỉ có ý làm nấc thang học tập.

Quí vị học giả không nên lấy làm điểm yếu mà sinh ra mất sự huyền diệu của Dịch Lý.

Người mà học rõ được cái lẽ kiết hung, tức như đã thấu triệt cái lý tương đối Âm Dương Lý vậy, có đi qua đoạn đường tương đối học ắt sẽ tiến vào tuyệt đối mà không còn ngã khác để tiến nữa, ai tiến vào đấy được ắt có một sức hiểu biết phi thường là có một Đạo Biến Thông Thiên Địa, cảm thông cùng tất cả muôn loài vạn vật, không còn ngờ vực vậy.

QUÁI LÝ LIÊN QUAN (5)

Ví dụ 1: Trang được Dịch Tượng Trạch Sơn Hàm, Thiên Phong Cấu, Trạch Hỏa Cách, nay
đọc lên cái lý vô tư là: Thụ cảm, Cấu kết, Đổi thay.

Nhà học Dịch có thể hội ý quẻ này, rồi hòa nhã mà nói với bạn rằng: tôi cho là tin ấy không chắc, rồi đây có sự thay đổi, thiên hạ sẽ tiếp được tin (thụ cảm) về công cuộc gặp gỡ của hai hội bóng tròn (cấu kết) xin dời lại qua ngày khác (đổi thay).

Ví dụ 2: Có người nọ nói với ta rằng: tôi được lịnh phải đi yết kiến thượng cấp mà không biết việc lành dữ ra sao?

Theo lý của quẻ trên là: Thụ cảm, Cấu kết, Đổi thay. Dịch học có thể ngầm hiểu rằng: người đi yết kiến sẽ nghe thấy cái ý tứ (thụ cảm) về sự liên hợp buổi ấy (cấu kết) trong công cuộc cải tổ (đổi thay).

Hoặc nói rộng ra: cái ý tứ làm cho thiên hạ bẩm thụ (thụ cảm) về sự can hệ là sự liên kết (cấu kết) để làm cho cái đạo cải cách trong thiên hạ (đổi thay).

Ví dụ 3: Bữa nọ có một người bạn nói rằng: tôi được giấy mời của Sở Vệ Sinh Đô Thành, thì Dịch học ngầm hiểu rằng Sở dĩ mà tiếp nhận được giấy mời (thụ cảm) là do người ở liền vách với anh (cấu kết) nói về anh sửa đổi cái gì đó ở nhà anh đó (đổi thay).

Hoặc nói cách khác anh tiếp nhận được giấy mời (thụ cảm) là anh phải gặp gỡ tại văn phòng (cấu kết) để trả lời về sự đổi bỏ cái gì đó (đổi thay).

QUÁI LÝ LIÊN QUAN (6)

Thường người học Dịch hay ngờ vực trên bước đường sơ học vì nhiều lý do, nhưng tôi xét rằng có một lý do này trở ngại nhất nên xin ghi ra đây để làm tài liệu học tập.

Ví dụ: có một văn phòng thương mại của một tư nhân đã cất trên một khoảng đất dính liền với nhiều căn khác.

Bữa nọ người chủ văn phòng thương mại ấy nói chuyện với nhà Dịch học, người học Dịch mở quẻ ra xem được quẻ nào đó… Đến vài hôm sau lại hỏi chuyện về văn phòng thương mại ấy nữa, người học Dịch mở quẻ ra xem, lại được quẻ khác, như thế thì sự việc có khác, ắt có thay đổi hay sao?

Để trả lời Quái Lý ấy, nay xin đem Quái Lý liên quan kèm theo câu chuyện ngộ nghĩnh là số phận của một văn phòng thương mại của một ông chủ nọ vẫn ở một chỗ, ở vị trí cũ, thế mà ở trong Dịch lại đổi chỗ của nó thật là vui lạ, chắc quí vị rất tức cười trước khi đọc, có lẽ cho là vô lý mà thực ra là chính lý, chúng ta và muôn loài cũng bị đổi chỗ như thế mà không hay biết.

Chúng ta ai ai cũng đều có thể cả tiếng lên rằng: tôi là người, là thông thái, là bác học, là chúa tể muôn loài. Tôi có quyền thế, tôi có đất, tôi cất nhà trên đất tôi, vị trí tôi đã đặt, ai đổi chỗ được, nếu tôi thấy phá hủy, tôi không đổi nó, vậy thì ai đổi nó, sức huyền diệu nào dẫn dắt ta? Hành động nào chỉ huy ta và cả trong Vũ Trụ?

Đáp rằng: chúng ta và muôn loại vạn vật có biết đâu trong cái tôi nhỏ nhít ấy hằng giây, phút, hằng vô giây còn có cái Lý Động Tĩnh, đổi ta, đổi cả nhà ta và thân xác ta ra thể khác, chi phối trong khắp nơi nơi cùng tất cả muôn loài vạn vật đều có Lý Động Tĩnh chỉ huy, Lý là cái lu mờ, Động Tĩnh ví là cơ ngẫu, lại nói là Âm Dương có thể thấy được.

Muôn cái Động Tĩnh mà qui kết thành một lối Động Tĩnh, thành một qui tắc, thành một Đạo Lý, hoặc
thành một Đảng phái, suy từ đại thể mênh mông, mà về một khóm nhỏ xíu đều là như vậy. Dưới đây là hình thể của Quái Lý liên quan, kèm theo câu chuyện văn phòng thương mãi bị Dịch đổi chỗ của nó, mà nó vẫn trơ trơ chỗ cũ. Cái khó của chúng ta, nên chú ý học ý nghĩa quẻ này là từ ở lý mà diễn về hình thể học.

Trang quẻ lần 1 được Thiên Sơn Độn, Thiên Phong Cấu, Hỏa Sơn Lữ.

Lý vô tư này đọc là: Lui ẩn, Cấu kết, Đỗ nhờ.

Nhà Dịch học sẽ nói rằng: Văn phòng thương mãi ấy lui thụt (lui ẩn) mà dính liền vách (cấu kết) với khách sạn (đỗ nhờ).

Trang quẻ lần 2 cách vài hôm sau được Hỏa Sơn Lữ, Trạch Phong Đại Quá, Thiên Sơn Độn.

Lý vô tư này đọc lên là: Đỗ nhờ, Cả quá, Lui ẩn.

Nhà Dịch học sẽ nói rằng: khách sạn (đỗ nhờ) xây cất to quá (cả quá) mà thành ra khuất ẩn văn phòng thương mãi (lui ẩn).

Trên là phần lý thuyết, còn dưới đây là hình thể học, xin diễn ra để có thể quan sát hoặc ý
thức rõ rệt dễ hơn lý.

quai-ly-lien-quan-so-giai-6

Đây là con đường thiên hạ hai đầu đi lại.

Nếu ta trang quẻ lần thứ nhất thì có nghĩa là ta đi từ A đến O thì ta thấy văn phòng thương mãi ẩn lùi và liền vách với quán trọ.

Nếu ta trang quẻ lần thứ hai thì có nghĩa là ta đi từ B đến O thì ta thấy quá trọ to quá là khuất ẩn văn phòng thương mãi.

Suy ra trong ấy các việc động của chúng ta đi lại chiều này hoặc chiều khác mà sinh ra vị trí văn phòng thương mãi bị đổi chỗ, các việc Động Tĩnh trong chúng ta cùng với thời đại hoặc là các cái vần vũ chung quanh ta cũng đều bị biến đổi thành ra xa đường hơn hoặc gần hơn, theo Quái Nghĩa trên thì mỗi chiều có một Lý riêng, nhưng tựu trung hai cái mới sinh ra Lý, Lý là khởi từ ở hai cái, văn phòng và quán trọ vậy.

Trích Dịch Lý Học Đại Cương (Tài Liệu Việt Nam Dịch Lý Hội)

Tác Giả Tâm Thanh Dịch Học Sĩ

Cùng Chuyên Mục

Thư Mời Tham Dự – Mừng Ngày Truyền Thống Dịch Học Đường Tâm Thanh – 2022