PHONG THUỶ VẤN ĐÁP
Có thể diễn giải nôm na như sau: Phong là gió, Thủy là nước. Thuật phong thủy lấy tiêu chí “Tàng Phong Tụ Thủy” làm chuẩn mực để đánh giá chất lượng của môi trường sống. Thông qua chuẩn mực này Thuật Phong Thủy đề ra phương pháp tuyển chọn môi trường sống tốt nhất hoặc đưa ra các giải pháp để cải tạo môi trường làm cho con người sống khỏe mạnh hơn, tinh thần minh mẫn hơn.
Theo lý thuyết của vài “trường phái Phong Thủy” thì phải chọn hướng nhà hạp với tuổi của gia chủ, vì hạp hướng là cát, gia vận mới tốt, còn không hạp hướng là hung, sẽ ảnh hướng xấu đến tài lộc cũng như sự an toàn của gia chủ.
Chúng tôi xin nêu lên vài suy nghĩ như sau:
Thứ nhất: Trong khi bố trí Phong Thủy những trường phái này chỉ luận Ngũ hành sinh khắc, rồi dùng hướng bếp, hướng cửa…để chế hóa, không hề thấy bóng dáng của “Phong” của “Thủy”, cũng không thấy bàn luận về các nguyên tắc “tàng phong tụ thủy”, vậy thì khi dùng từ Phong Thủy để gọi tên các trường phái này liệu có thỏa đáng hay không???
Thứ hai: Lý luận nền tảng của các trường phái này là: tuổi của gia chủ hạp với hướng nhà sẽ là Cát, tuổi của gia chủ không hợp với hướng nhà sẽ là Hung, vậy sự cát hung này có thay đổi theo thời gian không? Hay cát sẽ là cát, còn hung sẽ là hung vĩnh viễn???
Trong tự nhiên chuyện vật đổi sao dời là một thực tế khách quan, thời gian cứ mãi trôi qua, hết sáng rồi đến trưa, xong rồi lại đến chiều tối, hết ngày rồi đến đêm, hết đêm rồi lại đến ngày, … không có gì là bất biến, là trường tồn, là vĩnh cửu. Vậy lý luận nền tảng kiểu bất biến của trường phái liệu có đúng với qui luật của tự nhiên không? và liệu khi áp dụng vào thực tế có mang lại hiệu quả hay không? Vì đạo tự nhiên vốn dĩ là “Thuận thiên dã tồn, nghịch thiên dã vong” mà.
Trường phái Phong thủy Huyền Không Phi Tinh chọn hướng nhà theo tiêu chuẩn thời vận, chọn dùng các hướng đang thời vượng, bỏ hướng đang suy. Nguyên nhân của sự thịnh suy này là do sự dịch chuyển và tương tác của các hành tinh trong Thái Dương hệ, biến đổi theo thời gian, theo sự thay đổi của môi trường xung quanh… Lý luận của trường phái này xem ra rất gần với quy luật dịch biến của tự nhiên nên khi áp dụng vào thực tế sẽ có những hiệu ứng nhất định.
Vậy thực tế khi chọn hướng nhà không nhất thiết phải phối hợp tuổi của gia chủ với hướng nhà, điều cần thiết là xem hướng đó có đang vượng hay suy, hình thể loan đầu xung quanh như thế nào, có phù hợp với lý khí của căn nhà hay không.
ĐÁP: Đã có rất nhiều định nghĩa về Khí nhưng nội dung rất chung chung đại khái như: “Khí là dạng năng lượng nguyên sinh vô hình có tác động rất mạnh đến tinh thần và thể xác con người, đến sự sống của động thực vật…” hay rất nhiều cách giải thích khác có cùng nội dung.
Chúng tôi xin trích dẫn một số thông tin từ Wikipedia để giải thích thêm về “Khí” theo góc nhìn của Khoa học hiện đại.
…
– Các Phân tử cấu tạo thànhVật chất, phân tử lại được cấu tạo từ các Nguyên tử: là một số lượng giới hạn của hạt nhân và các Điện tử(electron) tương tác với nhau. Điện tử còn gọi là hạt cơ bản hay hạt sơ cấp: là các điện tích khi chuyển động sẽphát sinh ra dòng điện. Cơ học lượng tử đã chỉ ra rằng electron có những tính chất như là sóng.
– Các thực thể vật chất có thể ở dạng trường (cấu tạo bởi các hạt trường hay còn gọi là sóng), hoặc dạngchất (cấu tạo bởi các hạt chất) và chúng đều chiếm không gian. Với định nghĩa trên, các thực thể vật chất được hiểu khá rộng rãi: có thể như là một vật vĩ mô mà cũng có thể nhưbức xạ hoặc những hạt cơ bản cụ thể và ngay cả sự tác động qua lại của chúng (sóng) cũng là vật chất.
– Vật chất sẽ có Khối lượng, theo lý thuyết của Albert Einstein mọi vật có khối lượng đều có Năng lượng(công thức E=mc²) có thể nói mọi dạng thực thể của vật chất trong tự nhiên đều có năng lượng. Năng lượng và khối lượng đều là những thuộc tính của các thực thể vật chất trong tự nhiên.
– Tác động lên không thời gian: Vật chất, theo thuyết tương đối rộng, cóquan hệ hữu cơ – biện chứng với không – thời gian. Cụ thể sự có mặt của vật chất gây ra độ cong của không thời gian và độ cong của không thời gian ảnh hưởng đến chuyển động tự do của vật chất.
…
Tóm lại: “Khí” là vật chất tồn tại ở dạng trường (sóng) và có mang năng lượng. Loại sóng hạt cơ bản có mang năng lượng này chiếm một khoảng không gian nhất định và có tương tác nội tại cũng như tương tác với môi trường bên ngoài.
Có thể xem thêm ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn về khí:
Đặt một quả Thị ở trong phòng chúng ta sẽ nghe mùi thơm của quả Thị khắp phòng: mùi thơm xuất phát từ quả thị đó là vật chất cấu tạo nên quả thị ở dạng trường (sóng).
Đi sang các phòng lân cận cũng có thể nghe mùi thơm của quả thị: vật chất dạng trường của quả thị (các hạt mùi) lan tỏa ra môi trường xung quanh, chiếm lấy một khoảng không gian lân cận nhất định.
Có người cảm thấy rất dễ chịu khi ngửi mùi của quả thị. Có người không chịu được mùi của quả thị sẽ bị buồn nôn, nhức đầu… Năng lượng do quả thị phát ra tác động vào khứu giác của người gây ra các hiệu ứng đó.
Thứ nhất: Hơn 71% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1, 38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Với độ bao phủ rộng khắp và một khối lượng đáng kể như thế, nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết, vì thế nước có ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường sống trên Địa cầu.
Thứ hai: Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước, tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước là một dung môi tốt nhờ vào tính lưỡng cực. Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như axít, rượu và muối đều dễ tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng vai trò rất quan trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xảy ra trong dung dịch nước. Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp. Trong cơ thể người hay động vật nước chiếm đến 70% khối lượng cơ thể, còn ở thực vật nước chiếm từ 40% – 95%, nói chung là đa phần cơ thể sống chứa rất nhiều nước. Với đặc điểm sinh học như vậy cơ thể sống cần có một độ ẩm, độ mát nhất định trong môi trường sống để có thể cân bằng lượng nước trong cơ thể với môi trường, đảm bảo cho các quá trình trao đổi chất, hô hấp, bài tiết, tư duy… hoạt động tối ưu.
Tiền nhân quan sát Phong và Thủy để biết Khí, thông qua hai yếu tố này để đánh giá chất lượng môi trường sống, và sử dụng hai yếu tố này để điều Khí, cải tạo chất lượng môi trường sống.
ĐÁP: Đây là một cách nói vắn tắt, nếu diễn giải đầy đủ thì sẽ như thế này: Hiệu suất lao động chỉ có thể đạt mức tối đa trong điều kiện môi trường sống và làm việc tốt nhất. Tốt nhất ở đây không có nghĩa là môi trường tiện nghi hay hiện đại bậc nhất mà là một môi trường có sinh khí, phù hợp nhất với điều kiện sống và làm việc. Ở tình trạng đó con người sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn, tinh thần thoải mái và minh mẫn hơn, khi làm việc sẽ đạt được hiệu suất lao động cao nhất, kết quả là công việc sẽ thành công mỹ mãn và lợi nhuận thu được cũng nhiều hơn, như vậy là Phong Thủy tốt có thể góp phần cải tạo vận mệnh, làm cho cuộc sống con người sung túc hơn.
Ban Quản Trị
“Khí thừa phong tán, mạch ngộ thủy chỉ” nghĩa là Khí gặp gió thì phát tán ra, gặp nước thì tụ lại, bản chất của thuật Phong Thủy là thông qua Gió và Nước để điều hòa Khí nhằm tạo ra môi trường sống tối ưu cho con người.