Bài 4: Âm Dương Với Các Thể Hiện (P1)

Sau các phần suy lý và diễn tả về sự tạo lập Vũ Trụ, lượt qua trên 8 Định Lý, Đinh Luật có 64 hệ thống Âm Dương, với nhiều lần “dừng chân” ở các trạm Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh khoảng Không Hoàn Toàn Không biến thể (cùng Cực tắc biến), rồi lại bắt đầu tiếp tục trở lại một tiến trình khác, y như các giai đoạn trước nhưng với bộ mặc khác lạ mà những đặc tính Đồng Nhi Dị vẫn có trong hữu thể mới một cách rõ ràng hơn.

Hiện nay, chúng ta có thể nhận thức được như sau:
Ví dụ chúng ta thử ghi nhận về nhiệt độ biến chuyển của mặt trời trong một ngày, theo quan niệm và cảm giác hiện đại, để xét trên một khía cạnh về nhiệt độ, sự giống mà hơi khác ra sao?

Chúng ta thấy:
– Buổi sáng hơi nóng
– Buổi trưa thật nóng
– Buổi chiều hơi mát
– Nửa đêm thật mát

am-duong-voi-cac-the-hien-hinh-1

Đó là dựa trên sự bẩm thụ của chúng ta để phân biệt mà nhiệt độ có từng trạng thái khác nhau. Thật vậy, nếu phân tích kỹ bốn loại nhiệt lực trên thì hơi nóng và hơi mát chỉ là sự thụ cảm của ta với vòng thời gian hoặc do biến cảnh, biến cách của Vũ Trụ mà thôi (đại hay tiểu Vũ Trụ cũng đều như vậy).

Thế nên, chúng ta có thể định cho hơi nóng và thật nóng là Đồng Dị hoặc hơi mát và thật mát là Đồng Dị.

am-duong-voi-cac-the-hien-hinh-2

Như vậy, thì trong một khía cạnh, vạn vật đều có Yếu Lý Đồng Nhi Dị tức Âm Dương nghĩa là một thể hiện dù dưới bất cứ hình thức nào, tất cả đều được cấu tạo theo một nguyên lý nhất định là Âm Dương luân chuyển phối hợp mà sinh thành.

Ví dụ: Nguyên lý Âm Dương thể hiện trong phạm vi con người. Chúng ta thấy có hai hình thức là đàn ông (Dương) và đàn bà (Âm).

Nếu nghĩ xa hơn nữa thì trong mỗi cơ thể của mỗi loại lại có hai phần:
– Phần thấy được gọi là thể xác (Dương)
– Phần rỗng trong thể xác (Âm) ví như các khoảng trống của thể xác, chẳng hạn như
các lỗ trống trong xương, trong thịt, trong tóc…

Hai phần này nếu không hòa hợp, cân xứng, nương tựa, nuôi nhau thì cơ thể không kết thành mà sống động, tiến hóa được. Cho nên ta có thể nghĩ là trong Âm phải có Dương và trong Dương phải có Âm, nghĩa là Âm Dương có tương giao, tương cảm, tương xứng,hòa hợp ở trong thì mới phát triển sinh tồn mãi được.

Nói cách khác, nếu đem hai cục cây hoặc hai viên đạn chai kề sát nhau mà không nhờ một sự phối hợp cân xứng khác gọi là Âm như cây đinh hoặc một chất keo thì cây, đạn vẫn chẳng ở với nhau được.

am-duong-voi-cac-the-hien-hinh-3

Nếu suy luận theo triết lý Kinh Dịch thì con người được xem như là một thể Tú khí của vạn ức Tú khí kết thành sống động, là một kết tinh phối hợp của Ngũ Hành. Khí Ngũ Hành trở nên ấy, nay gọi là Tú khí. Tú khí ấy thành là do bởi 64 trạng thái. 64 trạng thái ấy có là do bởi 8 Dịch Lý (Bát Quái).

8 Định Lý ấy có là do bởi luân chuyển (Tứ Tượng). Luân chuyển ấy có là do bởi không đồng (Lưỡng Nghi). Không đồng ấy có là do ở đồng (Thái Cực). Ý nói gồm đồng đều, đủ cả. Đồng ấy có là bởi trong Cực Vô
(Vô Cực).

Cực Vô ấy có là do bởi Vô Toàn Vô. Thế là theo sự truy nguyên như trên ta đã thấy, ta được vì như Tú khí của Ngũ Hành; vậy Tú khí ấy vẫn luân lưu trong 64 khung cảnh. Hoặc có nghĩa là một sự sống động lớn, thời đi đi, lại lại trong một cái nhà rộng lớn vô tận, có 64 trật tự lớn an bài và một Tú khí nhỏ bé vô cùng thì cũng đi đi, lại lại trong một cái nhà nhỏ bé, có 64 trật tự nhỏ vô cùng vậy.

Dịch nói: ở chỗ lớn thì có hạp tịch tiêu trưởng lớn, ở chỗ nhỏ thì có hạp tịch tiêu trưởng nhỏ. Bởi cớ ấy nên người đời có lý do theo dõi và nghiên cứu Dịch Lý, vì Dịch Lý có thể đem lại một ánh sáng trong sự tối tăm tức là khi có một điều gì quá sâu kín mà tai, mắt, trí của con người chưa hiểu biết hoặc nghe thấy được thì Dịch Lý như bó đuốc vô tư tuyệt đối không thiên vị bất cứ vô hay hữu hình.

Dịch nói: Dịch vô vi dã, vô tư dã; vô tư ấy sẽ thỏa mãn đầu óc tò mò của ta một cách hết sức chân thật, giúp ta tiến bước trong mọi phạm vi mà không còn bị lầm lạc.

Nhân Lý Tính vô tư, vô cùng tận của Dịch Lý mà người đời đã lợi dụng nó, để tri lai, tri vãng, tức là để thấu suốt về quá khứ vị lai chắc không có gì là lạ.

Theo đường lịch sử mà nói thì người đời đã lợi dụng Dịch Lý một cách thiết thực, qua với nhiều cách có lúc chói lòa còn ghi trên sử sách chẳng hạn như Phục Hi, Thần Nông đã dựa vào hình bóng Dịch Lý mà chế ra cày, bừa, ghe, thuyền; Nghiêu, Thuấn, Huỳnh Đế chế xiêm y là theo nghĩa lý của Dịch tượng Cách; Văn Vương thì dùng Dịch Lý vào trận mạc, Khổng Tử lại theo Dịch Lý để lập một học thuyết với kiến thức của mình.

Điều này về sau Khổng Tử tự nhận rằng: “gia ngã sổ niên, tốt dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hỉ” nghĩa là “cho ta sống thêm ít năm nữa, để trót công nghiên cứu Kinh Dịch, ắt không phạm điều lỗi lớn…”

Thế nên, ý thức về đời sống con người, xuyên trong Lý Tính Âm Dương, Ngũ Hành tức là ví cái Ta như một hữu cơ sống đông. Ta là ứng dụng của Tạo Hóa, đứng trong luật

Tạo Hóa như 1 diễn viên góp phần diễn xuất trong sân khấu Tạo Hóa. Ta là một Tú khí của vạn ức Tú khí, trải qua và kết thành. Có sau đối với ngàn xưa, mà là có trước đối với ngàn sau.

Thiết tưởng không có gì bằng lấy cái Ta làm căn bản học và luôn luôn học trong ta ngỏ hầu ta có nhiều dịp có thể dám thành thật với ta: một là kiểm soát được sự nhận xét của tiền nhân, hai là chúng ta sẽ tự kiểm soát mọi sống động của ta một cách đầy đủ, dễ dàng, mà tránh được sự phỉnh gạt của các học thuyết sai lầm. Ta tự do theo kiến thức, trình độ của riêng ta mà tiệm tiến.

Thật là chí thiện nếu dám tự xét mình và thành thật học với chính mình, để rồi ta sẽ có một đức tin mãnh liệt với chính ta, cũng như ta sẽ không còn mượn lý tưởng, tinh thần của kẻ khác làm thần tượng của mình nữa.

Bài 4: Âm Dương Với Các Thể Hiện (P2)

Trích Dịch Lý Học Đại Cương (Tài Liệu Việt Nam Dịch Lý Hội)

Tác Giả Tâm Thanh Dịch Học Sĩ

Cùng Chuyên Mục

Thư Mời Tham Dự – Lễ Tưởng Niệm Chư Vị Tổ Năm 2023

Uống nước nhớ nguồn là truyền thống cao quý của người Việt Nam, theo tinh …