Bài 17: Nói Dịch Do Chính Quái Và Biến Quái

Ví dụ 1: Bữa nọ đang lúc đi bộ ngừng tại cổng xe lửa (tàu hỏa), vì có một đoàn tàu sắp chạy ngang qua đó. Bỗng nhiên lòng bạn muốn biết hay có người quen hỏi rằng: tiên sinh hãy nói xem chiếc xe loại nào sắp chạy ngang qua đây.

 

Biết rằng trên đường này có hai loại (tình lýthời đại): một chiếc thuộc về sạch sẽ và một chiếc không được sạch lắm. Thế rồi bạn tính ra dịch tượng là Thuần Đoài động hào nhị, biến Quái là TrạchLôi Tùy.noi-dich-do-chinh-quai-va-bien-quai

  Ví dụ 2: cũng ngừng tại cổng xe lửa, bạn tính ra Dịch Tượng là Hỏa Phong Đỉnh động hào ngũ biến ra là Thiên Phong Cấu.

noi-dich-do-chinh-quai-va-bien-quai-1

Bạn nói ngay là đầu máy chụm lửa có móc nối (các toa xe).
Ví dụ 3: cũng bị ngừng tại cổng xe lửa, bạn tính ra Dịch Tượng là Hỏa Sơn Lữ, động hào sơ biến ra Thuần Ly.

noi-dich-do-chinh-quai-va-bien-quai-2

Bạn nói ngay là hôm nay nó chở khách nhà binh vì Ly là quân nhân còn có nghĩa là môn hộ bất ninh.

Nói được như vậy là tại người học Dịch biết thích nghi với hoàn cảnh xã hội, thời đại, tùy thời mà biến Dịch, sanh ra có Đạo Biến Thông Thiên Địa, hợp cùng trời đất, quỉ thần mà không sai trật.

Ví dụ như cũng quẻ Lữ biến ra Thuần Ly đó, nhằm sự thích nghi của nó thì bạn lại nói rằng: Hôm nay nó chở khách văn nhân.

Ấy vậy, Dịch là huyền diệu, học giả phải biết biến thông là đạo tự mình chớ điều đó không thể truyền thụ được…

Trích Dịch Lý Học Đại Cương (Tài Liệu Việt Nam Dịch Lý Hội)

Tác Giả Tâm Thanh Dịch Học Sĩ

Cùng Chuyên Mục

Thư Mời Tham Dự – Mừng Ngày Truyền Thống Dịch Học Đường Tâm Thanh – 2022