Bóng Dáng Dịch Lý Trong Ngôn Ngữ Việt Nam

Ngôn ngữ phản ánh ý thức (Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức) của con người. Đặc thù của quốc gia, vùng lãnh thổ, miền khí hậu, phương kế sinh nhai, phương cách giải trí, tập quá sinh hoạt văn hoá, tư tưởng… sẽ được biểu hiện qua ngôn ngữ mà ta sử dụng hằng ngày. Thông qua ngôn ngữ có thể có thể truy nguyên gốc tư tưởng của con người.

bong-dang-dich-ly-trong-ngon-ngu-viet-nam

Kinh dịch được thế giới biết đến như một bộ kinh thư tối cổ độc đáo nhất của nền văn hoá Trung Hoa, nhưng trớ trêu thay ngay cả người Trung Hoa cũng không biết nó có rõ từ thời nào, chỉ có thể nói có từ rất lâu đời.

Vậy Kinh dịch có phải là sản phẩm văn hoá bản địa của Trung Hoa hay là được du nhập từ một nền văn hoá nào khác?

Có rất nhiều giải thuyết về nguồn gốc của Kinh Dịch, nay chúng tôi cũng xin góp thêm một chút tư kiến hòng làm sáng tỏ thêm về nguồn gốc của Kinh Dịch.

Có một sự trùng hợp đến kì lạ là ngữ nghĩa và cách sử dụng từ ngữ của người Việt lại phản phất bóng dáng của từ ngữ trong Kinh Dịch: Âm Dương là Đồng nhị Dị là Dị nhi Đồng, là tiểu Đồng đại Dị, là Đồng tiểu Dị. Không một ngôn ngữ nào trên thế giới ngoại trừ ngôn ngữ Việt Nam thể hiện rõ nét nhất định nghĩa này. Để chứng minh cho điều này, chúng ta hãy điểm qua một số điểm tương đồng sau:

 

TỪ NGỮ KINH DỊCH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VIỆT NGỮ

  • Đoài: một đơn quái trong Bát Quái Hậu Thiên: xét về phương vị thuộc hướng Tây.

Làm trai cho đáng nên trai,

Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên

  • Càn Khôn: hai đơn quái. Càn (Kiền) đại diện cho Dương, Khôn đại diện cho Âm

banh-chung-banh-giay-troi-dat

Mẹ tròn con vuông.

Bánh chưng bánh dày phản ánh quan niệm trời tròn đất vui

(Dương: Càn thì tròn, Âm: Khôn thì vuông)

  • Cấn: một đơn quái trong Bát Quái: nghĩa là ngưng nghỉ.

Anh em lấn cấn với nhau trong chuyện làm ăn.

Vợ tôi cấn thai được hai tháng rồi

  • Khảm: một đơn quái trong Bát Quái: nghĩa là giữ chặt, là dán chặt, đính chặt.

Các nghệ nhân Việt Nam khảm vỏ ốc xà cừ vào gỗ mít để tạo nên tác phẩm tranh sơn mài.

  • Tốn: một đơn quái trong Bát Quái: nghĩa là thấm nhập, âm thầm, kín đáo, ẩn chứa.

Từ tốn, khiêm tốn.

  • Bỉ (Thiên địa bỉ) và Thái (Địa thiên thái): tên của hai quẻ kép trong 64 quẻ Kinh dịch: có ý nghĩa là: trạng thái bế tắc và hanh thông.

Hết cơn bỉ cực tới hồi thái lai

  • Độn (Thiên Sơn Độn): tên một quẻ kép trong 64 quẻ kinh dịch: nghĩa là ẩn trá, trộn lẫn vào, chêm vào trong.

Gặp năm bão lụt mất mùa, cả làng phải ăn độn.

 

Tác Giả Tâm Thanh Dịch Học Sĩ

Cùng Chuyên Mục

nhung-hinh-anh-am-ap-ve-tinh-thay-tro-xua

Hãy Là Người Thầy

“BE EDUCATOR!”: “HÃY LÀ NGƯỜI THẦY!” (Trích Diễn Đàn Dịch Lý Việt Nam số 07) …